Hoạt động quân sự Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Theo quyết định của Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 10 năm 1966, vào đầu năm 1967, Triều Tiên đã cử một phi đội máy bay chiến đấu đến Bắc Việt Nam để hỗ trợ cho các trung đoàn máy bay tiêm kích 921 và 923 của Bắc Việt bảo vệ Hà Nội. Họ ở lại đến năm 1968; 200 phi công được báo cáo là đã phục vụ. Ngoài ra, ít nhất hai trung đoàn pháo phòng không cũng được gửi đến. Triều Tiên cũng gửi vũ khí, đạn dược và hai triệu bộ quân phục cho các đồng đội của họ ở Bắc Việt Nam..[5] Kim Nhật Thành được cho là đã nói với các phi công của mình rằng hãy "chiến đấu trong cuộc chiến như thể bầu trời Việt Nam là của riêng họ". [6][7][8]

Tháng 9/1965, khi đánh chặn cuộc oanh tạc của không lực Hoa Kỳ ở vùng sân bay Kép (Bắc Giang), một lính Triều Tiên 19 tuổi đã hy sinh. Trong những trận không chiến ác liệt năm 1967 - 1968, thêm 13 phi công Triều Tiên, trong đó có hai sĩ quan chỉ huy, hy sinh.

Tháng 9/1966, theo các tài liệu lịch sử về Việt Nam mà học giả Mỹ Merle Pribbenow, cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ, Hà Nội tiếp nhận từ Bình Nhưỡng 3 đại đội phi công, tạo thành một trung đoàn với 30 máy bay. Họ mặc quân phục của Việt Nam và sử dụng máy bay, hạ tầng và trang thiết bị của Việt Nam. Đại đội Triều Tiên đầu tiên được cử đến căn cứ không quân Kép ở tỉnh Bắc Giang vào cuối năm 1966 để hỗ trợ huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ trên chiến trường .

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Việt Nam //doi.org/10.1353%2Fjmh.2003.0066 //dx.doi.org/10.1093%2Foxfordhb%2F9780199602056.00... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1427367.st... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1435540.st... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/696970.stm https://www.bbc.com/vietnamese/world-47323941 https://vnexpress.net/khu-tuong-niem-14-phi-cong-t... https://archive.org/details/sim_journal-of-militar... https://web.archive.org/web/20200411164618/https:/... https://www.wilsoncenter.org/publication/china-and...